loader

Túi phình bao khớp bàn chân là một dấu chứng thường gặp trong người dân. Do bệnh diễn tiến từ từ, ít khó chịu nên không gây chú ý và để bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng. Sau đây là một số thông tin về bệnh.

Túi phình bao khớp là tình trạng bao hoạt dịch của khớp bị tổn thương yếu đi một phần dưới tác động của áp lực bên ngoài dẫn đến biến dạng khớp và phìng bao hoạt dịch. Bệnh thường gặp ở ngón chân cái, nhưng cũng có đôi khi xuất hiện ở ngón 5 bàn chân. 2 vị trí này là 2 vị trí chịu lực của cơ thể.

Bệnh xuất hiện do vùng khớp này bị áp lực chèn ép kéo dài. Do vậy bệnh được ghi nhận thường gặp ở một số ngành nghề liên quan ví dụ như: người đi bộ nhiều, người đúng lâu, người làm nông, công nhân nghề mài (đạp máy may), người phục vụ quán ăn… Ngoài ra một số thoái quen cũng gây bệnh như mang giày cao gót, mang giày chật, mang giày bó

 

Bệnh thường xuất hiện từ thời trẻ, diễn tiến dần qua nhiều năm mà không có khó chịu gì điển hình. Đến giai đoạn trễ, bệnh sẽ gây nhiều khó chịu như

  • Đau khi đứng lâu
  • Đau – khó chịu khi mang giầy – dép
  • Vết thương da không lành vùng túi phình
  • Viêm bao khớp gây sưng nóng – đau
  • Biến dạng khớp ngón bàn, biến dạng bàn chân, lâu dần sẽ cứng khớp và gây khó khăn trong đi đứng
  • Chèn ép gây viêm nhiễm vùng da xung quanh, nấm da

 

Để phòng ngừa bệnh, cần chú ý một số việc sau

  • Mang giầy đế bằng, bề cao của đế vùng gót không nên cao >3cm so với vùng bàn chân
  • Giầy nên rộng rãi, dùng chất liệu mềm. Nếu bệnh diễn tiến nặng thì nên dùng loại giầy sandal hở vùng túi phình để tránh áp lực
  • Hạn chế đứng lâu, tranh thủ ngồi ngay khi có thể
  • Khi có sưng nóng – đau thì đến khám bác sĩ để điều trị nhanh, tránh biến chứng

Sau đây là một số biện pháp tự chăm sóc bàn chân

  • Chường lạnh bằng đá (quấn trong khăn mỏng) ngay tại vị trí đau giúp giảm đau nhanh
  • Chèn miếng muốt mềm, khăn mềm vùng giữa các ngón chân nếu bị biến dạng giúp thoáng da và nuôi dưỡng da tốt
  • Dùng các thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol
  • Chăm sóc da vùng túi phình nếu có viêm loét

Về mặt lâu dài, cần hỏi ý kiến của bác sĩ – nhân viên y tế để có phương pháp điều trị phù hợp. Trong phần lớn trường hợp thường không cần điều trị đặc hiệu. Đối với những thể bệnh nặng gây biến chứng nhiều thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giúp bảo vệ các khớp còn lại của bàn chân.

Hãy chăm sóc bàn chân từ giai đoạn sớm./.