Bệnh sốt xuất là bệnh do siêu vi mang tên là virus Dengue gây ra. Bệnh được truyền thông qua muỗi khi tiếp xúc với người bệnh sau đó truyền sang người lành. Trên thế giới ghi nhận có 4 loại virus Dengue khác nhau được phân lập (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4). Nhưng tại Việt Nam, các bác sĩ ghi nhận chủ yếu là loại DEN-1 và DEN-2. Bệnh sốt xuất là bệnh do siêu vi mang tên là virus Dengue gây ra. Bệnh được truyền thông qua muỗi khi tiếp xúc với người bệnh sau đó truyền sang người lành. Trên thế giới ghi nhận có 4 loại virus Dengue khác nhau được phân lập (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4). Nhưng tại Việt Nam, các bác sĩ ghi nhận chủ yếu là loại DEN-1 và DEN-2.
Cấu tạo virus Dengue
Sau khi nhiễm vào cơ thể, virus nhanh chóng xâm nhập vào gan để tăng sinh bên trong tế bào. Ở giai đoạn này cơ thể chưa có triệu chứng nhưng do virus đã tăng sinh nên đã có thể lây bệnh.Sau một thời gian nhiễm bệnh không triệu chứng, cơ thể bắt đầu tạo kháng thể tấn công virus và bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh như: sốt cao liên tục, mệt mỏi, đau nhức cơ thể – cơ khớp, xuất hiện những chấm đỏ (xuất huyết) trên da. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây xuất huyết nhiều hơn, có thể dẫn vào sốc nặng và nguy hiểm tính mạng. Chính đặc điểm xuất huyết của bệnh nên bệnh do virus Dengue còn được gọi là sốt xuất huyết.
Muỗi Aedes aegypti
Thông thường bệnh tự hết, nhưng đôi khi bệnh có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm đến tính mạng. Diễn tiến của bệnh có thể thay đổi giữa người này so với người khác. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc không toa, không có khám bệnh dẫn đến các triệu chứng đôi khi bị che lấp bởi thuốc, gây khó khăn cho bác sĩ trong chẩn đoán. Các lý do này đôi khi dẫn đến việc chăm sóc và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, khó đoán trước.Những điểm sau cần lưu ý để giữ gìn sức khỏe và tránh nguy cơ chuyển nặng:
- • Cần ngủ mùng để tránh bị muỗi đốt• Làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, dọn dẹp vật chứa nước đọng, trừ muỗi – lăng quăng (bọ gậy).
- • Khi gia đình có người mắc bệnh thì cần chú ý ngủ mùng cho cả người lành và người bệnh để tránh lây lan. Bệnh chỉ lây khi có muỗi đốt, không lây qua tiếp xúc
- • Khi có bệnh phải khám bác sĩ để có chấn đoán và hình thức điều trị phù hợp, có chỉ định xét nghiệm và nhập viện kịp thời
- • Tuân theo toa điều trị của bác sĩ, uống thuốc liên tục, tránh hình thức uống thuốc khi có sốt có thể làm bệnh nặng thêm
- • Đến khám cấp cứu khi có các dấu hiệu sau: vết đỏ trên da (ban da) nhiều, rộng; chảy máu răng miệng, mũi, mệt mỏi nhiều bỏ ăn, không tiếp xúc tốt với người xung quanh, ngủ nhiều-lơ mơ
- • Nên có số điện thoại của một bác sĩ (bác sĩ gia đình) để có thể tham khảo ý kiến nhanh nhất là đối với trẻ em có diễn tiến bệnh nhanh và khó đoán trước.
Hy vọng với các thông tin trên, mọi người có thể tránh biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết đối với người thân của mình