loader

Bệnh thận là gì?

Vai trò của thận là lọc chất độc ra ra khỏi máu. Chất độc này sẽ được cô đặc lại tạo thành nước tiểu. Bên cạnh chất độc còn có các yếu tố khác như muối, đường, khoáng chất, và đôi khi cả vi khuẩn gây bệnh. Một khi nước tiểu cô đặc quá mà chất độc-khoáng chất nhiều làm cho khoáng chất bị kết lại với nhau và tạo sỏi. Sỏi ban đầu có kích thước nhỏ, nếu không được điều trị tốt, về sau sỏi sẽ to dần và có thể gây những bệnh nguy hiểm, gây bế tắc đường tiểu, dãn niệu quản, dãn bể thận, suy thận, viêm thận, viêm bàng quang…

Triệu chứng sỏi thận

 

Khi sỏi thận di chuyển qua đường tiểu, bị tắc lại ở chổ hẹp và gây ứ nước tiểu tại thận, gây ra các triệu chứng như:

  • Đau nặng ở lưng, bụng, hoặc hông lưng, có thể lan xuống vùng mặt trong của đùi
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu đau
  • Có máu trong nước tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nếu sỏi gây ứ nước lâu có thể gây nhiễm trùng với sốt cao, hạ huyết áp.

 

Sỏi thận và những bệnh khác?

Triệu chứng của sỏi thận có thể nhầm lẫn với những bệnh khác như đau lưng, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, chèn ép thần kinh… Trong trường hợp sỏi thận gây đau vùng bụng, nó có thể giống với những bệnh cấp cứu cần phải mổ như viêm ruột thừa và mang thai ngoài tử cung. Đi tiểu rất đau cũng là một triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường niệu hoặc STD.

Nếu bạn bị đau đột ngột, nặng ở lưng hoặc bụng, tốt nhất nên đi khám bác sĩ ngay.

 

Chẩn đoán sỏi thận?

Sỏi thận ít khi được chẩn đoán trước khi bắt đầu gây đau. Phần lớn trường hợp phát hiện bệnh sỏi thận là do tình cờ đi khám sức khỏe tổng quát hoặc phát bệnh đau cấp phải nhập cấp cứu. Trong trường hợp đau cấp, bác sĩ có thể chẩn đoán dễ dàng. Tuy nhiên nếu không có dấu chứng đau bụng, việc chẩn đoán có thể khó khăn và không chính xác.

Thông thường việc chẩn đoán sỏi thận cần đến xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá kích thước của sỏi và các biến chứng của nó. Cận lâm sàng thường được bác sĩ sử dụng là siêu âm, chụp x quang bụng, hoặc đôi khi có thể phải cần đến chụp CT scan bụng. Xét nghiệm máu có thể giúp tìm hàm lượng khoáng chất cao trong việc hình thành sỏi thận.

Cách nào điều trị sỏi thận?

Nếu sỏi thận có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc điều trị ngắn vài ngày, kèm uống nhiều nước để tạo điều kiện cho hòn sỏi thận thoát ra ngoài cơ thể. Trong thời gian này, bạn nên uống đủ nước và chất lỏng để giữ nước tiểu trong suốt – khoảng từ 8 đến 10 ly mỗi ngày. Việc này còn có tác dụng giúp lọc bớt chất độc trong cơ thể ra và tránh tạo sỏi mới. Lưu ý rằng việc uống nước quá nhiều cũng không tốt, làm mất chất khoáng của cơ thể.

Khi nào thì sỏi có thể tự thoát ra ngoài?

Sỏi thận nhỏ hơn, càng có nhiều khả năng nó sẽ tự thoát ra ngoài cùng với nước tiểu. Nếu sỏi nhỏ hơn 5 mm (1/5 inch), có 90% khả năng sỏi sẽ tự ra mà không cần can thiệp thêm. Nếu sỏi có kích thước nằm giữa 5 mm và 10 mm, khả năng tự thoát sỏi là 50%. Còn nếu một hòn sỏi quá lớn, khả năng tự thoát là không thể. Khi này, bác sĩ sẽ đề nghị nhiều giải pháp điều trị khác nhau tùy theo từng người bệnh.