loader

Loét da là một biến chứng nguy hiểm của cơ thể xảy ra với hơn 80% người bệnh, người già không di chuyển được, nằm lâu một chổ, tai biến, sống đời sống thực vật, hoặc không được lăn trở thường xuyên…

Những vùng da thường hay xuất hiện vết loét, theo y tế thường gọi là xương cụt, nơi mà vùng da của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nệm, chiếu… gây ra sự ma sát, ẩm ướt hoặc tổn thương cơ thể, vùng da bị phồng rộp, nổi đỏ, để lâu ngày sẽ bị bọng nước, gây ra tình trạng vết loét.

cac-vi-tri-de-lam-xuat-hien-vet-loet

Chăm sóc vết loét người bệnh cần biết các vị trí dể xuất hiện vết loét

  • Với người bệnh, người già nằm ngửa, vị trí dể gây ra vết loét nhất đó là: chỏm đầu, bả vai, khuỷu tay, xương cùng, gót chân
  • Với người bệnh, người già nằm nghiêng, triệu chứng loét có thể có ở vị trí: tai, bả vai, khuỷu tay, xương cùng, bắp chân, đùi, và gót chân.

 

Cách chăm sóc vết loét

  • Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào dó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu
  • Dùng gạc vô trùng hoặc khăn sạch lau chùi nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ dịch mô, mủ, các chất thải sinh ra trong chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử vì chúng gây cản trở quá trình làm lành vết thương. Chấm nhẹ để làm sạch mà không gây tổn thương vết loét.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để lau chùi vết loét
  • Rửa vết loét từ trong ra ngoài
  • Nếu có thuốc, thì bôi thuốc vào vùng loét .
  • Thường xuyên lăn trở cơ thể người già, người bệnh bị loét 2 tiếng/lần
  • Không để bệnh nhân tỳ đè vết loét, dùng khăn sạch hoặc bông gạc để thấm khô dịch nhờn, mủ chảy ra từ vết loét.
  • Cho bệnh nhân nằm trên nệm khí, nệm nước, làm mát da, không gây nóng, chảy mồ hôi, dể tái phát hoặc làm vết loét lan rộng