1/ Các biến chứng có thể gặp của tiêu chảy:
Bệnh tiêu chảy cấp thường tự giới hạn và không gây biến chứng nguy hiểm nào đặc biệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nặng nhất là ở trẻ em, trẻ nhũ nhi và người cao tuổi, biến chứng mất nước do tình trạng tiêu chảy vẫn có thể xảy ra. Tình trạng mất kali qua phân cũng xảy ra nhưng thường không cần phải can thiệp điều trị chuyên biệt. Đối với tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy rất hiếm khi gây biến chứng mất nước, rối loạn ion máu, suy dinh dưỡng… vì cơ thể có thể huy động các cơ chế bù trừ khác.
Biến chứng mất nước không là vấn đề sức khỏe cộng đồng đối với những nước có hệ thống y tế phát triển, người dân có ý thức sức khỏe cao. Tại các nước chưa phát triển, biến chứng mất nước trong tiêu chảy cấp vẫn còn gây tử vong ở trẻ em và người cao tuổi do thiếu sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế. Tính đến thời điểm này, trên qui mô toàn cầu, tiêu chảy nhiễm trùng được xem là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai.
2/ Tiên lượng bệnh tiêu chảy như thế nào?
Đối với tiêu chảy cấp, trong đa phần các trường hợp, các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng 2-4 ngày 8 . Trên cơ sở đó, theo khuyến cáo của CDC (Cục quản lý và dự phòng của Mỹ) năm 2012:
* Tiêu chảy nhiễm trùng nếu không điều trị có thể kéo dài 3-5 ngày.
* Tiêu chảy do siêu vi kéo dài 2-3 ngày.
* Tiêu chảy do ký sinh trùng đơn nhân có thể kéo dài vào tuần đến vài tháng nếu không điều trị.
Đối với tiêu chảy mãn, vấn đề tiên lượng phụ thuộc nhiều vào bệnh lý căn nguyên gây ra tiêu chảy. Vấn đề tiên lượng có thể liên đới gián tiếp đến các rối loạn do tiêu chảy gây ra, hoặc trực tiếp do nguyên nhân bệnh gây tiêu chảy.
3/ Các đặc điểm cần đánh giá của bệnh tiêu chảy:
- Xác định số lần tiêu chảy và mức độ nước trong phân (đánh giá qua tính chất lỏng của phân, tổng khối lượng phân).
- Nghe nhu động ruột giúp phần nào khu trú cơ chế tiêu chảy và nguyên nhân bệnh: tiêu chảy do ruột non – ruột già, nhiễm trùng – không nhiễm trùng.
- Tìm kiếm các dấu hiệu báo động: sinh hiệu, máu trong phân, tình trạng dùng thuốc kháng sinh, dấu mất nước, sốt – dấu nhiễm trùng…
- Xác định nguyên nhân bệnh: đa phần tiêu chảy cấp thường do nguyên nhân nhiễm trùng. Thông tin về bệnh sử và bệnh cảnh cho phép xác định được tác nhân nhiễm trùng. Tuy nhiên, các nguyên nhân thuộc nhóm tiêu chảy mãn cũng có thể được xem xét vì có thể đây là thời điểm cấp của một bệnh mãn tính.
- Đánh giá tình trạng mất nước (dấu mất nước ngoại bào, dấu mất nước nội bào)
- Trong trường hợp tiêu chảy cấp, xem xét nên khám hậu môn nhất là ở người lớn tuổi (>50 tuổi)
- Đối với tiêu chảy mãn, cần đánh giá xem bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn chấn đoán hội chứng đại tràng kích thích. Cũng cần đánh giá tình trạng hậu môn, trực tràng trong trường hợp nghi ngờ bệnh thuộc đại tràng.