ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ ?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng cơ thể không sử dụng glucose một cách bình thường. Glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào. Nồng độ glucose trong máu được kiểm soát bởi insulin là nội tiết tố được tiết ra từ tụy. Insulin giúp glucose đi vào tế bào.Tình trạng tăng đường máu mãn tính sẽ gây ra tổn thương ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh, tim, mạch máu.
CÓ MẤY LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ?
– Đái tháo đường tuype 1: do tụy không sản xuất Insulin ,do đó điều trị bằng Insulin là bắt buộc
– Đái tháo đường tuype 2: thường gặp nhất, do insulin hoạt động không hiệu qủa và có thể kèm theo giảm tiết Insulin tùy theo giai đoạn bệnh. Điều trị chủ yếu bằng thuốc viên hạ đường huyết, tuy nhiên tùy theo tình trạng bệnh có những lúc cần điều trị với Insulin
– Đái tháo đường thai kỳ: phát hiện đường huyết tăng trong thời kỳ mang thai, xuất hiện vào tháng thứ ba thai kỳ
– Đái tháo đường dạng đặc biệt khác
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
– Bạn có các triệu chứng như: khát nước, tiểu nhiều, sụt cân nhanh, mờ mắt, mệt mỏi, yếu sức….
– Bạn không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ, hoặc xét nghiệm vì bệnh khác.
KHI NÀO XÁC ĐỊNH BỊ BỆNH ĐTĐ?
Nếu 2 lần làm xét nghiệm Đường huyết cao. Đường huyết cao khi:
– Đường huyết bất kỳ ≥ 11mmol/l (200mg/dl)
– Đường huyết lúc đói (sau ăn 8 giờ ) ≥ 7mmol/l (126mg/dl)
– Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 11,1mmol/l (200mg/dl)
LÀM GÌ KHI CÓ ĐƯỜNG HUYẾT BẤT THƯỜNG?
– Đường huyết được xem là bất thường khi:
+ Lúc đói ĐH < 70 mg/dL ( 3,9mmol/L)
+ Sau ăn 2 giờ ĐH > 200mg/dL (11,1mmol/L)
– Khi có ĐH bất thường:
+ ĐH thấp: nên ăn thêm bánh, kẹo, nước đường, sữa.
+ ĐH tăng: nên xem lại chế độ ăn, thức ăn, có quên uống thuốc không.
– Sau đó nên đi khám bệnh để được tư vấn và điều trị.
ĐTĐ ngày càng gia tăng, nhiều biến chứng gây tàn phế, điều tri tốn kém. Do đó phòng ngừa biến chứng là quan trọng,tự theo dõi ĐH giúp kiềm soát tốt ĐH và cải thiện chất lượng sống cho BN ĐTĐ