Như chúng ta đã biết có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tiêu chảy, thì bên cạnh đó tác nhận gây ra bệnh cũng sẽ ít nhiều khác nhau và có tần suất bệnh khác nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cơ bản để bạn có thể biết thêm về các tác nhân gây tiêu chảy cấp:
1/ Tiêu chảy do nhiễm trùng.
- Một số vi trùng (hay còn gọi là “vi khuẩn”) có thể là nguyên nhân của tiêu chảy cấp như:
+ Thương hàn (Salmonella) – hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi.
+ Lỵ (Shigella) – vi khuẩn/trùng này là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà giữ trẻ, các làng ở nông thôn.
+ Escherichia Coli (E. coli) – hay nhiễm thịt chưa nấu chín. Tuy nhiên, các trận dịch tiêu chảy E. coli thường liên quan đến giá sống, nước trái cây chưa qua diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur, các loại nem chua, rau cải, và phó mát.
+ Vibrio Cholerae – vi trùng/khuẩn gây bệnh tả. Thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Clostridium Difficile – liên quan đến dùng kháng sinh kéo dài.
+ Campylobacter Jejuni – vi khuẩn gây viêm ruột. Chúng xâm nhập vào người do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với động vật. Vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia súc, gia cầm.
- Siêu vi: Enterovirus, Viêm gan siêu vi A, E (kèm các biểu hiện về viêm gan), Orbivirus, …
- Nấm: Candida, Actinomyces, Histoplasma.
- Ký sinh trùng: chúng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và “đóng đô” ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:
+ Giardia lamblia – ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước. Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
+ Entamoeba Histolytica – ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
+ Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm. Nguy cơ thường cao hơn ở trẻ em hơn là người lớn. Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này. Vì ký sinh trùng này có thể sống trong nước nên nước cũng có thể là nguồn lây lan.
+ Và còn bao gồm các loại ký sinh trùng như: giun đũa, giun tóc, giun kim, …
2/ Tiêu chảy do ngộ độc.
- Do chất độc từ vi trùng hay thường gặp nhất là ngộ độc thực phẩm. Các tác nhân bao gồm Staphylococcus, Clostridium difficile, Escherichia coli, Pseudomonas….
- Do chất độc hóa học : do nấm, chì, thủy ngân, arsenic…
3/ Tiêu chảy do chế độ ăn uống.
- Dị ứng thức ăn, thức ăn có tính kích thích, thức ăn không hấp thu được, thức ăn tiêu hóa được do không có men tiêu hóa. Thường gặp ở trẻ em, người bệnh suy kiệt kéo dài.
- Do thuốc: Allopurinol, ức chế men chuyển, kháng sinh, Digoxin, Colchicine, thuốc độc tế bào (Methotrexate hoặc thuốc hóa trị), ức chế thụ thể H2, nhuận trường (Sorbitol, Manitol), kháng acid gốc từ Magne, Metformin, kháng viêm không Steroid, ức chế bơm H+ (Omeprazol, Lanzoprazol), ức chế tái hấp thu Serotonine, Statins, Theophylline, Thyroxine, Vitamin C liều cao.
4/ Và còn do một số bệnh lý như:
* Viêm manh tràng, viêm ruột thừa, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột mạc treo, lồng ruột… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp./.