Các bệnh thường gặp ở trẻ em :
Đa số trẻ em chảy mũi là do bị viêm mũi (cấp tính – mãn tính), viêm mũi xoang, phì đại VA. Phụ huynh có thể nhận biết viêm mũi dễ dàng nếu ghi nhận niêm mạc mũi ướt và đỏ bóng (rọi đèn vào mũi sẽ thấy có khối tròn ướt, màu hồng nhạt hoặc đỏ, kích thước to che hết lỗ mũi).
Nếu trẻ có hắt hơi, ngứa mũi, mắt vòm họng và họng, rờ mũi thường xuyên thì đây là dấu chứng gợi ý tình trạng viêm mũi dị ứng. Thường thì tình trạng sẽ nặng vào một thời điểm trong ngày vì nó liên quan đến yếu tố môi trường trẻ sinh hoạt, hoặc xuất hiện sau khi hít phải khói thuốc, hơi thuốc hoặc bụi.
Nếu có dịch mũ đặc, hôi, có thể gây mất mùi thì cần nghĩ đến nguyên nhân nhiễm trùng vùng mũi. Nếu chỉ nghẹt mũi đơn thuần một bên kéo dài không kèm chảy mũi thì có thể do nguyên nhân có khối thịt thừa (polyp mũi) hoặc có u bướu vùng mũi.
Đặc thù của phì đại VA là tình trạng nghẹt mũi nặng, kéo dài không kèm theo chảy dịch mũi. Bé thể hiện bằng khó ngủ, quấy khóc (ban đêm), ngủ không yên giấc. Nếu bệnh kéo dài, bé sẽ thể hiện bằng thở miệng, lâu dần gây biến dạng nhẹ khuôn mặt.
Các bệnh thường gặp ở người lớn
Do mũi của người lớn có kích thước to hơn, thông thoáng hơn nên triệu chứng nghẹt mũi ít gặp hơn so với trẻ nhỏ. Viêm mũi, viêm mũi xoang và polyp mũi – Viêm mũi có triệu chứng điển hình là nghẹt mũi và chảy dịch mũi. Dịch có thể lỏng như nước trong các ngày đầu; hoặc đặc, dai hoặc dính vào các ngày sau đó.
Viêm mũi xoang cấp tính thường xuất hiện sau cảm lạnh và thường ở cả hai bên mũi, triệu chứng thường mất đi sau 3 tuần. Dấu chứng giúp gợi ý là có nóng – sốt – mệt mỏi. Ngược lại nếu có chảy mũi nhiều mà không kèm nóng sốt thì các nguyên nhân nguy hiểm cần nghĩ đến.
Dịch mũi có thể gặp trong viêm mũi xoang mạn tính, cho dù là có polyp mũi hoặc không. Chúng ta cần lưu ý là thường nhầm cuốn mũi dưới bị sung huyết với một polyp mũi, do cả hai đều nhìn thấy qua lỗ mũi trước
Các bệnh hiếm gặp ở trẻ em
Các bệnh hiếm gặp thông thường cần đến chẩn đoán và thăm khám chuyên sâu do bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Các dấu hiệu gợi ý thường mơ hồ nên người bệnh thường không chú ý đến hoặc không thể nhận biết. Điểm có thể lưu ý nhất là nếu tình trạng bệnh vẫn kéo dài với các thuốc thông thường thì cần đi khám bệnh.
Một số bệnh hiếm gặp có thể kể ra như:
- Rối loạn hoạt động của lông chuyển nguyên phát do bệnh di truyền. Bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của vi nhung mao gây cản trở quá trình làm sạch dịch nhầy đường hô hấp.
- Bệnh xơ nang – Polyp mũi xuất hiện cùng với triệu chứng mũi xoang kéo dài.
- Sỏi trong mũi hình thành do dị vật tồn tại lâu trong khoan mũi, biểu hiên bằng chảy dịch mũi, nghẹt mũi một bên.
- Tắc cửa mũi sau là một bệnh lý cấp cứu xuất hiện sớm ngay sau sinh. Chẩn đoán xác định bằng mất thông khí hoàn toàn một bên mũi, hoặc không thể đưa cathter bằng cao su mềm qua được, hoặc có thể chẩn đoán xác định dựa vào nội soi.
- Khối u hiếm gặp nhưng bác sĩ phải nghĩ đến để loại trừ.
- Các khối chèn ép bẩm sinh – thoát vị não qua mũi, u tế bào thần kinh đệm, u bì đều là các bệnh hiếm gặp.