DỊCH TIẾT MŨI
Mũi tiết dịch (hay còn gọi là chảy mũi) là một triệu chứng thường gặp của các bệnh vùng mũi xoang mà ai trong chúng ta cũng bị ít nhất một lần trong đời. Đa phần nguyên nhân bệnh đơn giản và tự hết. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh trở nặng hoặc kéo dài dai dẳn, khi đó người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị phù hợp.
Khi vùng mũi kích thích, bệnh nhân có thể có cảm giác ngứa mũi, thể hiện bằng việc nhẩy mũi. Tiếp theo tình trạng ngứa mũi sẽ là dấu hiệu tiết dịch mũi. Dấu chứng này là phản xạ bình thường của cơ thể để gọm chất dơ – chất lạ – vi trùng và đào thải ra khỏi cơ thể. Việc nhận biết khi nào dịch tiết mũi là bình thường và bất thường là quan trọng để có thể đi khám bệnh đúng lúc.
1 Hoạt động bình thường của mũi xoang
1.1 Lớp màng nhầy
Niêm mạc mũi là một lớp tế bào chuyên biệt lót mặt trong của mũi. Bề mặt tế được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp dịch nhầy. Lớp dịch nhầy này có nhiều chất khác nhau, tham gia cùng với các cơ chế khác để giúp làm sạch mũi.
Cơ chế làm việc của lớp dịch nhầy là giúp bẫy các hạt bụi trong không khí hít vào, cuộng chất dơ lại, đẩy khối chất dơ này về phía mũi sau, sau đó đưa xuống vùng hầu, và cuối cùng được nuốt xuống vào dạ dày thông qua các động tác nuốt vô thức của thực quản. Hiện tượng này được gọi là thanh thải thông qua vi nhung mao và dịch nhầy.
Trong điều kiện bình thường, tất cả quá trình này xảy ra tự nhiên, liên tục hằng ngày và hầu như chúng ta không hay biết. Tuy nhiên, một khi có bất cứ thay đổi nào về độ quánh dịch mũi hoặc tăng thể tích dịch mũi, dịch chảy nhiều tràn ra vùng mũi trước, tạo nên triệu chứng chảy mũi mà mọi người thường thấy trong các bệnh lý khác nhau.
1.2 Lớp niêm mạc:
Niêm mạc mũi vốn rất nhậy cảm và thay đổi đáp ứng với các kích thích của môi trường xung quanh. Ngoài vai trò loại bỏ chất dơ, lớp niêm mạc mũi còn đảm nhận nhiệm vụ sưởi ấp và làm ẩm không khí hít vào.
Trong điều kiện bình thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ đi vào các khoảng kẻ giữa các nếp mũi, được sưởi ấm và làm ẩm bởi dịch tiết của lớp niêm mạc này. Để tăng hiệu quả, tăng diện tích tiếp xúc, cơ thể chúng ta đã thiết kế vùng mũi với nhiều nếp gấp (được gọi là các ngách mũi).
Khả năng làm ẩm và làm ấm là nhờ vào cấu trúc mạch máu chuyên biệt tại vùng mũi, đặt biệt tại vị trí cuốn mũi dưới. Mạch máu tại vùng này phát triển nhiều, lưu lượng máu của nhiều. Do đó nếu các mạch máu này bị giãn quá mức (xung huyết) hoặc bị vỡ gây chảy máu (xuất huyết) tại vùng mũi thì lượng máu mất ra nhanh và nhiều. Tình trạng này thường được biết đến như là tình trạng chảy máu mũi vốn cũng rất thường hay gặp.
Khi có phản ứng viêm tại mũi vì bất kỳ nguyên nhân nào, lớp niêm mạc bị sưng lên làm nghẹt đường lưu thông của không khí gây khó thở (triệu chứng nghẹt mũi), không ngửi thấy mùi (triệu chứng mất mùi); niêm mạc tăng tiết dịch nhiều gây chảy nước mũi (triệu chứng chảy mũi). Đây là các dấu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi nói chung.