Sốt cao thường mới chỉ là triệu chứng chứ chưa hẳn là bệnh. Vì sốt là phản ứng tốt của cơ thể trẻ nhỏ khi không may bị vi trùng thâm nhập.
Nếu sốt đó không làm cho em bé chán ăn, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của cơ thể, không làm cho trẻ khó chịu thì người ta không trị sốt mà để nguyên.Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sốt cao lên làm cho bệnh khó chịu, chán ăn,bứt rứt rồi lên cơn co giật, thậm chí là tím tái làm cho bố mẹ lo lắng. Nhưng nếu đi khám mà bác sĩ chẩn đoán co giật đó chỉ do sốt cao, thì đó gọi là co giật lành tính.
THUỐC HẠ SỐT
Sốt xuất hiện ở nhiều mức độ. Có khi trẻ sốt nhẹ, đo nhiệt độ không cao nhưng trẻ sẽ thể hiện bằng mệt mỏi, biếng ăn, giảm chơi đùa…. Có trường hợp trẻ sốt nặng, thân nhiệt tăng cao và nhanh, một số trường hợp diễn tiến đến co giật (dấu hiệu biến chứng não do thân nhiệt cao). Vấn đề đặt ra là khi trẻ bắt đầu sốt, thân nhiệt chưa kịp tăng cao nên đo nhiệt độ không ghi nhận đúng. Sau đó thân nhiệt tăng cao thì việc dùng thuốc đôi khi không kịp khống chế cơn sốt (thuốc giảm sốt có tác dụng sau 30 phút).
Bên cạnh đó, việc đo nhiệt độ đôi khi không chính xác do chưa quen với sử dụng thiết bị y tế. Điều này cũng giải thích vì sao một số trường hợp trẻ đang sốt nhưng vẫn không được ba mẹ cho uống thuốc đúng liều, đúng thời gian. Một số gia đình vẫn có quan niệm rằng phải đợi bé sốt 38,50C mới dùng thuốc, khi này có thể bé sẽ tiến vào sốt cao mà thuốc chưa kịp có tác dụng.
Để tránh các trường hợp bệnh diễn tiến nhanh, ba mẹ nên cho bé dùng thuốc đúng theo toa bác sĩ, đúng liều, đúng thời điểm, không tự ý ngừng thuốc
Thuốc chống sốt được sử dụng an toàn (nếu tuân theo liều của bác sĩ) là paracetamol. Một số trường hợp, bác sĩ có thể phối hợp thêm các nhóm thuốc khác để giúp chữa đồng thời nhiều vấn đề ở trẻ tùy theo từng trường hợp.
Dùng thuốc nhét hậu môn có tốt không?
Riêng loại thuốc nhét hậu môn là để dùng cho những em bé không uống được, hoặc uống hay nôn ra. Vì vậy người ta dùng loại thuốc này để thay thế, liều lượng cũng giống như loại thuốc uống.
“Tuy nhiên, loại thuốc nhét hậu môn có mấy nhược điểm không được bằng thuốc uống, thứ nhất là hấp thu không thường xuyên, lúc được lúc không, có thể lần này nhét vào trẻ hạ sốt rất nhanh nhưng lần sau lại không ăn thua gọi là hấp thu thất thường.
Nhược điểm thứ hai, nếu trong trực tràng của bé có phân là không tác dụng.
Dán hạ sốt có tốt không?
“Khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Không nên cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt bởi vừa mất tiền vừa không giúp trẻ hạ sốt, chưa kể đến việc còn gây hại cho trẻ
Chườm lạnh
Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại.