loader

Bệnh lý động mạch chi dưới (Peripheral Artery Disease)

Bệnh xuất hiện do máu không lưu thông xuống nuôi dưỡng vùng chân gây thiếu máu tại chân. Nguyên nhân của bệnh là do động mạch vùng đùi – chân bị hẹp do có mảng xơ vữa nằm trong lòng động mạch mà bác sĩ còn gọi là bệnh xơ vữa động mạch. Dấu chứng của bệnh là cảm giác tê, mỏi chân, vọt bẻ, căng khó chịu vùng chân tăng lên khi đi đứng nên còn được gọi là bệnh đau cách hồi. Nếu bệnh diễn tiến nặng sẽ xuất hiện các dấu chứng lạnh da, đổi màu da (từ dạng nổi bông sang nặng hơn là màu tím). Bệnh diễn tiến chậm và không hồi phục. Trong thực tế thường chẩn đoán lầm với bệnh lý suy tĩnh mạch sâu chi dưới. Bệnh có thể được hạn chế bằng cách ngừng tiếp xúc với thuốc lá, sử dụng thuốc chống rối loạn mỡ máu, chống đông máu. Trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật mạch máu vùng chân.

 

Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (Deep Vein Thrombosis)

Bệnh xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch sâu bên trong của chân và đùi không đưa máu về tim hiệu quả do hậu quả của suy các van tĩnh mạch sâu. Hậu quả là dòng màu về tim chạy chậm, tạo huyết khối và gây tắc tĩnh mạch. Bệnh diễn tiến qua nhiều giai đoạn từ nhẹ nặng dần, từ không có triệu chứng sang có triệu chứng. Trong phần lớn các trường hợp bệnh suy tĩnh mạch chi dưới chỉ gây khó chịu nhẹ vùng chân là cảm giác nặng, căng. Nếu suy tĩnh mạch nặng sẽ có tình trạng phù chân, dãn các tĩnh mạch nông tại chân, đỏ da thiểu dưỡng và có thể xuất tiết nếu có loét chân thiểu dưỡng. Triệu chứng cấp và nặng sẽ xuất hiện nếu có tình trạng huyết khối tại chân với dấu chứng đau, tê-dị cảm, sưng nóng đỏ. Tình trạng này cần đến điều trị bác sĩ sớm để được điều trị đúng, tránh biến chứng do huyết khối gây ra như suy hô hấp cấp do huyết khối di chuyển lên phổi.

 

Viêm dây thần kinh ngoại biên (Peripheral Neuropathy)

Đặc điểm của bệnh là có tổn thương tại dây thần kinh vùng chân – đùi, làm ảnh hưởng đến các tính hiệu cảm giác – vận động được chuyển từ chân về não. Bệnh được thể hiện bằng các triệu chứng về cảm giác (như tê – kiến bò – rát đau theo dây – mất cảm giác), về vận động (yếu cơ – liệt cơ – vọt bẻ) và nuôi dưỡng (nổi bông da, khô da, teo cơ – teo da nếu bệnh kéo dài). Dây thần kinh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất là do chấn thương – đè ép; kết tiếp là nguyên nhân nhiễm trùng – viêm cơ quan xung quanh; ngoài ra một số bệnh lý chuyển hóa cũng có thể là nguyên nhân như đái tháo đường. Việc xác định bệnh cần được khám bởi bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

 

Rối loạn điện giải (Electrolyte imbalance)

Các chất điện giải trong máu giữ vai trò cân bằng nội môi – áp lực thẩm thấu và hiệu thế điện cực màng, quan trọng trong giao tiếp giữa tế bào với môi trường xung quanh. Nếu bị rối loạn, tất cả chức năng cảm giác – vận động – chuyển hóa của tế bào đều có thể bị ảnh hưởng; tính hiệu thần kinh sẽ không được truyền chính xác. Điển hình nhất của bệnh này là hiện tượng vọt bẻ (co cứng) của cơ, gây đau chân, co rút cơ vùng chân. Các chất điện giải quan trọng bao gồm Kali, Natri, Clo. Cần uống nước đủ với khoáng chất giúp hạn chế tình trạng bệnh này.

 

Chèn ép tủy sống (Spinal stenosis)

Nguyên nhân là do ống sống (tại cột sống) bị hẹp làm chèn ép làm tổn thương các rễ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng cảm giác – vận động. Bệnh gây dấu chứng như đau  – tê – kiến bò – nóng rát (dị cảm da), yếu cơ – teo cơ vùng chân. Nếu không được điều trị đúng, bệnh có thể để lại di chứng tàn tật suốt đời. Do dấu chứng bệnh mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, việc chẩn đoán cần bác sĩ thăm khám cẩn thận và kịp thời.

 

Viêm dây thần kinh tọa (Sciatica)

Đây là một thể bệnh đặc thù của bệnh đơn dây thần kinh ngoại biên. Trong đó dây thần kinh bị tổn thương là các rễ L4-L5-S1, vốn xuất phát từ vùng cột sống thắt lưng và chi phối cảm giác và vận động cho các cơ quan trọng vùng gối và cẳng chân. Bệnh xuất hiện cho có chèn ép lên dây thần kinh tại vùng thắt lưng (thoát vị đĩa đệm) hoặc vùng mông (ngồi trên nền ghế cứng chèn vào ụ ngồi). Bệnh gây dấu chứng như đau  – tê – kiến bò – nóng rát (dị cảm da), yếu cơ – teo cơ vùng chân. Tùy theo vị trí đau – động tác bị yếu liệt mà bác sĩ có thể khu trú vị trí tổn thương và nguyên nhân gốc. Phần lớn các nguyên nhân có thể điều trị bằng uống thuốc; một số trường hợp việc điều trị bằng phẫu thuật là bắt buộc để tránh di chứng tàn tật.

 

Viêm khớp (arthritis)

Bệnh viêm khớp rất thường gặp trên thực tế. Bệnh khu trú tại vùng khớp. Dấu chứng của bệnh bao gồm nhiều mức độ từ khó chịu – đau – yếu cơ – cứng khớp, diễn tiến đến cứng khớp hoàn toàn và gây tàn tật, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày. Do bệnh diễn tiến từ từ nên nhiều người không chú ý. Đến khi bệnh nặng, mất cấu trúc hoàn toàn của khớp thì khi đó việc điều trị bằng thuốc thường kém hiệu quả. Một trong những lý do bệnh nặng nữa là do điều trị không đúng bệnh. Người bệnh thường dùng thuốc không toa mua tại nhà thuốc, dẫn đến che dấu chứng đau tại khớp, nhờ vậy bệnh vẫn tiến triển nặng dần và làm tàn tật.