Vàng da sơ sinh là gì?
Vàng da là một sự đổi màu ở da thường thấy ở trẻ sơ sinh sự đổi màu do chất màu vàng gọi là bilirubin. Bệnh vàng da trong 24 giờ đầu sau khi sinh hoặc có màu vàng của lòng bàn tay là trường hợp khẩn cấp về y tế do chất bilirubin trong máu tăng cao.
Vàng da sơ sinh xảy ra khi nào ?
– Xuất hiện sau sinh 24 giờ
– Hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.
– Mức độ vàng da nhẹ :chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn.
Các biểu hiện của vàng da bệnh lý hoặc vàng da nặng?
– Nếu màu vàng là ở đầu gối hoặc thấp hơn, nếu màu vàng đậm hơn hoặc kết mạc của mắt xuất hiện màu vàng
– Nếu bé bú ít, li bì khó đánh thức
– Nếu bé bị bứt rứt hoặc kích thích, gồng cứng người.
– Hoặc vàng da kéo dài trên 2 – 3 tuần
Các phương pháp điều trị vàng da
* Chiếu đèn :
– Chiếu đèn là phương pháp được sử dụng rộng rãi , an toàn và hiệu quả nhất để làm giảm nồng độ bilirubin gián tiếp trong máu và phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu sau sanh.
– Liệu pháp ánh sáng: làm biến đổi bilirubin gián tiếp ( không hòa tan trong nước ) thành dạng đồng phân ( tan trong nước ) sau đó sẽ được bài tiết qua đường niệu và đường mật xuống phân .Ánh sáng mặt trời chỉ có thể giúp trẻ bị vàng da nhẹ mau hết hơn nhưng không thể điều trị kịp các trường hợp vàng da sơ sinh nặng.
Đối với các trẻ mới chớm vàng da thì có thể tắm nắng mỗi sáng, nhưng nếu trẻ đã vàng da nhiều thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.
* Thay máu : Trường hợp bilirubin gián tiếp tăng quá cao có nguy cơ gây tổn thương não thì cần thay máu càng sớm càng tốt tránh tổn thương não thật sự xảy ra
Theo dõi chăm sóc tại nhà
Bú mẹ nhiều lần hơn
Không nằm buồng tối liên tục
Quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời ít nhất mỗi ngày
Theo dõi tiến triển màu của da và các dấu hệu bệnh nặng
Mang trẻ đến khám ngay khi thấy da trẻ có màu vàng.