loader

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong qúa trình điều trị. Một chế độ ăn tốt phải bao gồm 4 thành phần chính: Đường (gạo,yến mạch, bột ngũ cốc…), đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), chất béo (mỡ, dầu…) và vitamin, khoáng chất (rau, trái cây…). Ở những bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu thì phải ăn theo chế độ riêng.
Những bệnh nhân không tự ăn được mà phải đặt sonde dạ dày, người chăm sóc phải biết cách cho ăn qua sonde. Bài viết này nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật cho ăn qua sonde, giúp thân nhân có thể chăm sóc tốt bệnh nhân tại nhà và hạn chế biến chứng.

Các bước thực hiện :
*  Dụng cụ chuẩn bị:
–  Ly đựng nước chín để nguội
– 1 khăn lông
–  Bơm tiêm 50cc 
– Thức ăn (sữa hoặc cháo xay nhuyễn lỏng).
– Que gòn vệ sinh mũi.
– Túi đựng rác.
* Thực hiện:
–  Người cho ăn rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chuẩn bị dụng cụ và trước khi cho bệnh nhân ăn
– Cho bệnh nhân nằm đầu cao , mặt quay về phía người cho ăn
– Choàng khăn quanh cổ và trước ngực bệnh nhân
– Kiểm tra vị trí ống thông bằng cách xem vị trí cố định ống thông có đúng không hay xem mức làm dấu trên ống thông nếu tuột ống phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để đặt lại.
– Dùng ống tiêm rút dịch dạ dày để kiểm tra có dịch dạ dày không và kiểm tra thức ăn có tiêu hóa hết không. Nếu thức ăn còn nhiều, không nên cho bệnh nhân ăn thêm.


– Lắp bơm tiêm 50cc vào đầu ngoài ống thông, đổ thức ăn vào ống tiêm
– Sau khi cho ăn đổ một ít nước chín vào ống tiêm để tráng ống.
– Gập đầu ống thông lại để tránh thức ăn không bị trào ngược ra ngoài, giữ sạch đầu ngoài ống thông bằng cách bỏ vào bao nilong sạch .
– Tháo khăn lông, vẫn cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 phút để phòng tránh trào ngược thức ăn lên.
– Dọn dẹp dụng cụ và rửa tay.
– Rửa ống tiêm cho ăn để khô, giữ sạch.
– Thay ống thông tại cơ sở y tế sau khi đã sử dụng ống 5-7 ngày.