Với bối cảnh khí hậu nóng ẩm, địa dư có nhiều sông ngòi – ao hồ, các tỉnh miền Nam luôn phải đối mặt với vấn đề muỗi và các bệnh lý lây truyền do muỗi như sốt rét – sốt xuất huyết – sốt Dengue và một số thể siêu vi khác. Ngoài các bệnh lý nặng do muỗi, việc bị muỗi cắn tuy nhẹ nhưng cũng gây rất nhiều phiền toái vì rất thường xuyên gặp.
Tuy gặp nhiều nhưng vấn đề chăm sóc không phải ai cũng làm đúng. Nhiều trường hợp do làm sai mà diễn tiến nặng hơn và có biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là xướt da do gãy, nhiễm trùng da do nhiễm khuẩn vết xướt da, sẹo da do nhiễm trùng nặng. Các biến chứng này thường gặp ở trẻ em do ý thức kém về vệ sinh da và vì dùng móng tay để gảy ra làm trầy da.
Cách xử trí hay bị sai nhất là dùng dầu gió xanh thoa da. Trong dầu gió có chất camphor gây tê da làm giảm cảm giác và đỡ ngứa, có chất menthor làm giãn mạch gây cảm giác mát da. Tuy nhiên do tính chất giãn mạch nên dầu gió sẽ làm phù nặng thêm.
Sau đây là một số cách chăm sóc tốt vết đốt, giúp tránh biến chứng. Sau khi phát hiện vết đốt, cần làm những bước sau:
- Làm sạch vết đốt: Rửa bằng nước hoặc lau bằng khăn ướt
- Giảm đau vết đốt bằng đá (nước đá) hoặc khăn lạnh. Chỉ cần để khăn lạnh ngay trên vết đốt sẽ có tác dụng giảm ngứa – giảm đau ngay lập tức
- Thoa vết đốt bằng thuốc kem có chứa chất antihistamin – corticoid. Các loại thuốc kem này rất dễ tìm thấy tại nhà thuốc với giá hợp lý. 1 ống kem có thể dùng cho cả năm.
- Nếu có vết trầy da (chảy dịch, có vết máu mà đỏ), cần sử dụng thuốc sát khuẩn da và băng da lại
- Nếu có dấu nhiễm trùng (có quầng đỏ lan rộng quanh vết đốt) thì cần thoa thuốc sát khuẩn da
- Thông thường vết đốt sẽ mất sau 15-30 phút. Nếu vết đốt không giảm sau một buổi sáng thì cần đến khám nhân viên y tế để được điều trị phù hợp.
Hy vọng mọi người sẽ chăm sóc vết muỗi đốt cũng như các côn trùng khác được tốt hơn.