Khoai tây giúp giảm đường huyết, có lợi cho người bệnh tiểu đường?
Những người mắc bệnh tiểu đường thường tránh ăn khoai tây vì khoai tây đạt điểm tương đối cao về chỉ số đường huyết (GI).
Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng những loại thực phẩm có tinh bột này thực sự có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu dinh dưỡng, cho thấy các hợp chất phenolic trong khoai tây có thể giúp điều chỉnh phản ứng đường huyết, theo Natulral News.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Purdue (Mỹ) muốn xác định hồ sơ phenolic của các loại khoai tây tươi và khoai tây chiên khác nhau. Họ cũng xem xét tiềm năng của chiết xuất phenolic khoai tây trong việc điều chỉnh tiêu hóa tinh bột và vận chuyển glucose đường ruột trong cơ thể.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khoai tây tươi có màu tím, đỏ và trắng để nghiên cứu.
Họ đã tiến hành cả một nghiên cứu trong ống nghiệm và một nghiên cứu lâm sàng thí điểm để xác định sự khác biệt trong đáp ứng đường huyết giữa khoai tây chiên từ khoai tây màu và khoai tây trắng.
Kết quả của thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất phenol khoai tây của các giống màu tím, đỏ và trắng chứa anthocyanin và a xít chlorogen, theo Natulral News.
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng ăn khoai tây tím dẫn đến lượng đường huyết khiêm tốn nhưng thấp hơn đáng kể ở mức 30 và 60 phút sau khi tiêu thụ so với khoai tây trắng.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các hợp chất phenolic trong khoai tây tươi có thể có lợi cho phản ứng đường huyết vì chúng có thể giúp giảm lượng đường huyết.
Prebiotic từ khoai tây cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trên Biên giới Y học về Lão khoa cho thấy một loại tinh bột kháng khoai tây giúp giảm kháng insulin và lượng đường huyết ở người lớn tuổi, theo Natulral News.
Theo nghiên cứu, tinh bột kháng tự nhiên đã ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột và đường huyết.
~ ST ~